Lichthidau.org menu action
Giải yêu thích
Giải đấu khác

Sân vận động bóng đá lớn nhất thế giới ở đâu? sức chứa bao nhiêu?

(GMT+7)

Sân vận động bóng đá lớn nhất thế giới ở đâu? sức chứa bao nhiêu? là điều bạn đang quan tâm. Điểm danh top sân vận động bóng đá lớn nhất qua bài viết này của lichbongda.org

Điểm danh 5 sân vận động bóng đá lớn nhất

Danh sách các sân vận động bóng đá được sắp xếp theo sức chứa chỗ ngồi giảm dần đây là số lượng khán giả tối đa mà sân vận động có thể chứa trong các khu vực ngồi cùng đi tìm hiểu chi tiết nhé:

1. Sân bóng đá lớn nhất thế giới Rungrado 1/5 – Triều Tiên

Sân vận động Rungrado 1/5 (hay còn được gọi là Rungrado First of May) còn gọi là sân bóng đá mùng một tháng năm là sân bóng đá lớn nhất thế giới. Sân được nằm ở quốc gia được cho là cô lập nhất thế giới, Triều Tiên.

Địa điểm: Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Năm khai trương: 1989.

Sức chứa của sân: 114.000 người.

Mặc dù Triều Tiên công bố sân vận động Rungrado First of May có sức chứa 150.000 người nhưng sức chứa thực tế của địa điểm này được cho là 114.000. Cho dù con số có chênh lệch tới gần 30.000 cũng không thay đổi được việc đây nó trở thành địa điểm chơi bóng đá lớn nhất thế giới.

Sân vận động bóng đá lớn nhất thế giới
Sân vận động bóng đá lớn nhất thế giới

2. Sân vận động bóng đá AT&T lớn thứ 2 thế giới (Mỹ)

Địa điểm: Arlington, Texas, Mỹ.

Năm khai trương: 1989.

Sức chứa của sân: 105.000 người.

Sân vận động AT&T được biết đến nhiều nhất là sân nhà của đội bóng bầu dục Dallas Cowboys, bên cạnh đó địa điểm này cũng nổi tiếng với các trận đấu bóng đá lớn trước thềm mùa giải.

Sân này tọa lạng tại Arlington, Texas, AT&T là sân vận động có mái vòm lớn nhất trên thế giới và ở giữa sân có treo một màn hình tivi với độ nét cao. Hiện sân vận động AT&T có sức chứa tới 105.000 người, cao thứ hai trong số các sân vận động bóng đá lớn trên thế giới.

3. Sân vận động Cricket Melbourne là sân lớn thứ 3 (Australia)

Địa điểm: Melbourne, Úc.

Năm khai trương: 1853.

Sức chứa của sân: 100.024 người.

Sân Melbourne được thiết kế chủ yếu để tổ chức các trận đấu bóng gậy (bóng cricket) vào năm 1853 môn thể thao ưa chuộm tại quốc gia này. Tuy nhiên sân vận động này cũng đã tổ chức các sự kiện khác, bao gồm cả các trận đấu bóng đá. Năm 1997 đây địa điểm tổ chức trận đấu bóng đá quốc tế đầu tiên được FIFA công nhận là trận đấu vòng loại World Cup giữa Australia và Iran.

Sân vận động Melbourne cũng đã tổ chức các trận đấu liên quan đến các câu lạc bộ nổi tiếng của châu Âu ví dụ như Man Utd và Juventus. Sân Melbourne còn được biết đến với tên gọi với một cái tên ngắn gọn hơn là “The G” tại Úc.

4. Sân vận động bóng đá Camp Nou (Tây Ban Nha) – Sân Nhà của Barcelona

Địa điểm: Barcelona, ​​Tây Ban Nha.

Năm khai trương: 1957.

Sức chứa của sân: 99.354.

Chi phí xây dựng: 288 triệu Pesetas tiền Tây Ban Nha.

Sân vận động Camp Nou được xếp hạng là sân vận động bóng đá lớn thứ hai trên thế giới (tính các sân chuyên nghiệp) và là sân vận động bóng đá lớn nhất ở châu Âu. Đây là sân nhà của đội bóng hàng đầu châu Âu Barca kể từ lễ khai mạc đầu tiên năm 1957 chứng kiến rất nhiều danh hiệu của đội bóng.

Trên thực tế sân vận động này được người hâm mộ vô cùng yêu mến thế nên để được phê duyệt kế hoạch tái thiết sân vận động thì người ta đã phải tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý.

Camp Nou là top sân bóng đá lớn nhất
Camp Nou là top sân bóng đá lớn nhất

5. Sân vận động FNB (Soccer City) – Nam Phi

Địa điểm: Johannesburg, Nam Phi

Năm khai trương: 1989

Sức chứa của sân: 94,736

Chi phí xây dựng: $ 440 Triệu Rand tiền Nam Phi

Soccer City là sân nhà của Kaizer Chiefs FC trong Giải bóng đá cao nhất của Nam Phi cũng như các giải đấu khác của đội tuyển bóng đá Nam Phi.

FNB cũng từng là địa điểm tổ chức Vòng chung kết FIFA World Cup 2010 khi đó là sự tranh tài của đội tuyển bóng đá Hà Lan và Tây Ban Nha. Lễ bế mạc World Cup vào ngày chung kết đã chứng kiến ​​sự xuất hiện cuối cùng của Mandela trước công chúng cho đến hiện tại.

Mặt ngoài của sân vận động FNB được thiết kế mang dáng dấp của một chiếc chậu của châu Phi vì vậy mà nó còn được gọi với cái tên là “The Calabash”. Còn phần ốp bên ngoài khảm sành màu đất lửa với một vòng đèn chạy quanh đáy trúc, mô phỏng lửa bên dưới nồi đặc trưng người Châu Phi. Không có khán giả nào được ngồi cách sân hơn 100 mét và không có tầm nhìn bị hạn chế trong sân vận động rộng lớn này.

Bài viết đã cho bạn đọc thêm thông tin sân vận động bóng đá lớn nhất. Bạn đọc có thể quan tâm thêm Europa League là gì? Tìm hiểu thông tin về giải Cup C2 Châu Âu