Giải vô địch quốc gia Hàn Quốc là một trong những giải thi đấu bóng đá hấp dẫn tại khu vực Châu Á. Tuy nhiên trên thực tế có rất ít người biết được giải đấu này có thể thức thi đấu như thế nào? Để biết thêm chi tiết mời bạn theo dõi bài phân tích và chia sẻ sau đây của lichbongda.org.
Giải vô địch quốc gia Hàn Quốc (K League 1) là giải gì?
K League 1 là giải bóng đá vô địch quốc gia Hàn Quốc có cấp độ thi đấu cao nhất tại nước này. Năm 1983 K League 1 chính thức được ra đời với tên gọi ban đầu là Korean Super League. Mùa giải đầu tiên của giải đấu có 5 đội bóng tham gia thi đấu.
Sau gần 30 năm tổ chức thi đấu không theo hình thức nên xuống hạng thì đến năm 2012, K League 1 cũng đã áp dụng hình thức thi đấu lên hạng – xuống hạng. Cũng trong năm 2021 giải đấu đã đổi tên thành League Classic (cấp độ cao nhất) và K League Challenge có cấp độ chuyên nghiệp thấp hơn.
Đến năm 2018, K.League Classic một lần nữa được đổi tên thành K League 1. Còn K League Challenge cũng được đổi sang tên gọi khác là K League 2. Cách đổi tên này giúp phân biệt cấp độ của 2 giải đấu được rõ nét hơn.
Jeonbuk Hyundai Motors và Seongnam FC là hai đội bóng nắm giữ nhiều thành tích thi đấu nổi bật nhất tại K League 1 khi mỗi đội có 7 chức vô địch. Hiện tại Jeonbuk Hyundai Motors cũng là đương kim vô địch tại mùa giải trước đó.
Thể thức thi đấu của K League 1
Giải bóng đá K League 1 sẽ được khởi tranh vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 11. Hai đội đứng đầu bảng thi đấu sẽ giành được vé tham dự vòng bảng của AFC Champions League trong mùa giải tiếp theo. Còn đội đứng thứ 3 sẽ tham gia so tài với các đội bóng khác để dành vé tham dự vòng bảng cúp C1 châu Á. Tuy nhiên Sangju Sangmu là đội bóng quân đội nên sẽ không thể tham dự giải AFC Champions League.
Đội đứng cuối bảng xếp hạng sẽ lên chơi tại K League 2 mùa sau, còn đội đứng thứ 11 sẽ tham gia đá play-off tránh xuống hạng cùng với đội đứng thứ 2 tại K League 2.
Khi K League giảm xuống còn 12 đội thi đấu như hiện nay thì K League có thể thức thi đấu khá giống với Ngoại hạng Scotland. Các đội sẽ tham gia 36 vòng đấu và giai đoạn 1 là 22 vòng đầu tiên đá đủ lượt đi và về, giai đoạn 2 sẽ bao gồm 11 vòng đấu, giai đoạn 3 sẽ chia thành 2 nhóm đội đầu bảng và cuối bảng, lúc này các đội trong nhóm sẽ đá với nhau 1 lượt 5 vòng đấu để xác định định những đội xuống hạng và lên hạng trong mùa giải tiếp theo.
Lịch sử hình thành và phát triển của K League 1
Năm 1983, giải vô địch quốc gia Hàn Quốc gia đời với tên gọi Korean Super League. Mùa giải đầu tiên có 5 đội bóng tham gia thi đấu. Những đội tham gia giải đấu trong mùa giải đấu gồm có Hallelujah FC, Yukong Elephants, POSCO Dolphins, Daewoo Royals, Kookmin Bank FC. Hallelujah FC chính là nhà vô địch đầu tiên của K League.
Đến năm 1998, Korean Super League chính thức được cải tổ lại và đặt tên thành K League. Đến năm 2013, K League một lần nữa được chia thành giải K League Classic và một giải thấp hơn nó chính là K League Challenge. Ngày 22/1/2018, K League Classic một lần nữa được đổi tên thành giải K League 1.
Hiện tại 3 trong 5 đội bóng tham dự K League 1 mùa giải đầu tiên gồm có K League, Yukong Elephants (Jeju United), POSCO Dolphins (Pohang Steelers) và Daewoo Royals (Busan IPark) vẫn tham gia thi đấu tại giải K League. Trong khi đó Kookmin Bank FC và Hallelujah FC đều đã bị giải thể.
Thành tích của các đội tại K League 1
- Câu lạc bộ Seongnam FC (7): 1993, 1994, 1995, 2001, 2002, 2003, 2006
- Câu lạc bộ Jeonbuk Hyundai Motors (7): 2009, 2011, 2014, 2015, 2017, 2018, 2019
- Câu lạc bộ FC Seoul (6): 1985, 1990, 2000, 2010, 2012, 2016
- Câu lạc bộ Pohang Steelers (5): 1986, 1988, 1992, 2007, 2013
- Câu lạc bộ Suwon Samsung Bluewings (4): 1998, 1999, 2004, 2008
- Câu lạc bộ Busan IPark (4): 1984, 1987, 1991, 1997
- Câu lạc bộ Ulsan Hyundai (2): 1996, 2005
- Câu lạc bộ Đội từng 1 lần vô địch K League 1: Jeju United (1989) và Hallelujah FC (1983)
Xem thêm: Lịch sử giải vô địch quốc gia Hà Lan và những điều cần biết
Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc tìm hiểu Giải vô địch quốc gia Hàn Quốc. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.